Văn hóa săn hàng second hand ở Mỹ | hangthungnguyenkiencaocap

hangthungnguyenkiencaocap

Văn hóa săn hàng second hand ở Mỹ

Nếu như cho rằng chỉ có người Mỹ nghèo khổ mới phải ra chợ hàng thùng. Xài đồ cũ là một sự nhầm lẫn.

Năm 2011, Công ty chuyên kinh doanh đồ cũ Goodwill đã thu về 2,3 tỷ USD. Chỉ riêng cho lĩnh vực bán quần áo “sida”. Mike. Chàng thanh niên da màu năm nay 28 tuổi.Trong lúc gói thực phẩm cho tôi đã khoe đôi giày thể thao anh mới mua ở một chợ đồ cũ. Kiểu bóng rổ cao cổ tới ngang mắt cá của Nike còn khá mới với giá 18USD. Mike không giấu giếm một thực tế là đồ ăn của gia đình anh có một phần không nhỏ từ chế độ tem phiếu và quần áo. Cũng như các trang thiết bị nội thất hoàn toàn là đồ “hàng thùng”.
hangthungnguyenkiencaocap- văn hóa săn hàng thùng

Nước Mỹ có rất nhiều những người. Hầu như không bao giờ tới những trung tâm mua sắm lớn. Hay các chuỗi cửa hàng thời trang Macy’s như anh chàng Mike. Vào những dịp lễ, có thể những trung tâm mua sắm vẫn vắng người. Nhưng người nghèo ở Mỹ ùn ùn kéo nhau tới chợ đồ cũ để săn những món đồ còn giá trị sử dụng. Mà giá vừa với túi tiền của họ. Cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài hơn nửa thập kỷ ở Mỹ đã làm cho tầng lớp người nghèo phình to lên. Nhưng lại bất ngờ biến việc kinh doanh đồ cũ thành một lĩnh vực béo bở. Xuất hiện tràn lan các công ty chuyên kinh doanh đồ cũ lấy lãi chứ không phải vì mục đích từ thiện.

Chợ đồ cũ đông khách hơn chợ đồ mới

Doanh thu của các công ty, cửa hàng chuyên doanh đồ cũ hiện đã lên tới gần 15 tỷ USD/năm. Goodwill, một công ty hàng đầu trong lĩnh vực này với 2.500 cửa hàng trên toàn nước Mỹ đạt doanh thu tới 2,3 tỷ USD. Chỉ riêng cho lĩnh vực bán quần áo “sida” trong năm 2011. Mà người Mỹ không chỉ đi chợ đồ cũ mua quần áo giày dép. Họ mua một đầu DVD cũ kỹ, một sợi dây USB mốc meo, một cái búa, một nồi cơm điện, một sợi dây điện thoại… Nói chung là thượng vàng hạ cám, cái gì có mới tất sẽ có ở chợ “second hand”.

Con số thống kê của “America’s Research Group”. Một hãng chuyên nghiên cứu người tiêu dùng, trong cùng một thời điểm. Tỷ lệ người Mỹ đi mua sắm ở các khu shopping tập trung là 21,3%. Ở các cửa hàng ký gửi khoảng 12-15%, ở các khu đại mua sắm. Gồm các cửa hàng bán trực tiếp của nhà máy là 11,4%. Các cửa hàng thời trang bán lẻ là 19,6%, nhưng tỷ lệ ở các chợ đồ cũ lên tới 16-18%.

hangthungnguyenkiencaocap- văn hóa săn hàng thùng

Không có một con số thống kê chính thức. Nhưng người Mỹ da đen đi chợ đồ cũ dường như nhiều hơn người da trắng. Và người nhập cư vào Mỹ gần đây đến từ các nước Mỹ Latin xài đồ “second hand” nhiều hơn hẳn so với người gốc Á. Tới mức, tiếng Tây Ban Nha như trở thành ngôn ngữ chính ở phân khúc thị trường này.

Đồ cũ và một nét văn hóa

Trên mạng chuyên rao bán đồ cũ. Những người chào bán một chiếc túi đựng gậy golf đã cũ mèm với giá 10-20USD có rất nhiều.Và cũng không thiếu những người sẵn sàng lái xe hàng chục phút để khuân nó về nhà mình. Golf dù phổ biến hơn cả tennis ở Mỹ. Nhưng vẫn là môn thể thao không dành cho người nghèo. Tức là mua và bán những thứ như thế đa phần là những người có tiền. Ông Charles Hale có cuộc sống sung túc nhờ tiền hưu và tiết kiệm.

Nhưng thỉnh thoảng lại khoe ông mới mua được một món đồ cũ nào đó giá rẻ mà “ngon” từ trên mạng internet. Thứ mới nhất ông khoe là chiếc ti-vi Sony 50 inches có tính năng 3D. Ông mua chỉ với giá 500USD mà vẫn còn trong thời gian bảo hành. Ông kể người bán là một thanh niên sắp chuyển công tác từ Virginia đi California. Anh ta đã phải đắn đo lắm khi thấy có tới chục người đến cùng một lúc để “săn” cái ti-vi giá hời ấy. Trước khi quyết định trao cơ hội ấy cho ông. Với lý do ông là người nhiều tuổi nhất và đi chiếc xe hơi nhìn lỗi mốt nhất.

hangthungnguyenkiencaocap- văn hóa săn hàng thùng

Bánh mì và quần áo chỉ là một phần trong cuộc sống. Điều mà người Mỹ lo lắng nhất là dịch vụ y tế. Chương trình Medicaid ngốn hết hơn 295 tỷ USD trong năm ngoái. Hỗ trợ cho khoảng 48 triệu người thuộc diện thu nhập thấp. Ông Charles bảo người Mỹ đa phần không có thói quen vứt đồ đạc của mình đi. Mà họ hoặc đem đi từ thiện hoặc bán lại cho người cần nó.

Triết lý theo ông giải thích thì rất đơn giản: “Cái gì có thể không còn thích hợp với mình. Vẫn có thể có giá trị đối với người khác”. Và những người dùng đồ cũ như ông “chẳng việc gì phải xấu hổ khi mình mua đồ người khác dùng rồi và để số tiền tiết kiệm được làm việc khác. Hoặc như tôi là hàng tháng vẫn gửi tiền từ thiện cho nhà thờ thuộc dòng Mormon. Hoặc một vài tổ chức nhân đạo khác.
hangthungnguyenkiencaocap- văn hóa săn hàng thùng

Hoặc với nhiều người. Bày đồ đạc cũ ra sân bán vào dịp cuối tuần không phải là kiếm vài chục USD. Mà đấy là một thói quen, nhu cầu giao lưu và trao đổi. Thế nên có hẳn những website chuyên mua bán trao đổi những thứ đã qua sử dụng cho từng lĩnh vực. Từ những thiết bị điện tử cao cấp hi-end, cho tới những chiếc máy ảnh kỹ thuật số.

Từ những chiếc đồng hồ cho tới vật dụng thể thao. Craiglist, một trang web chuyên mua bán đồ cũ lớn nhất nước Mỹ ra đời năm 1996. Khi cường quốc kinh tế số 1 thế giới chưa bị “ốm”. Thường có khoảng 50 tỷ lượt người xem cùng với khoảng 60 triệu lượt món đồ. (Đa phần là) cũ được đưa lên mỗi tháng. Thành thử, xã hội tiêu dùng ở Mỹ còn là một xã hội “hàng thùng”. Nơi mà nó là tính cách văn hóa nhưng cũng có thể là sự nghèo hóa ở nước Mỹ.

Hỏi tại đây ⬇️

zalo