BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SỐNG BẰNG CÁCH SỬ DỤNG ĐỒ CŨ

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SỐNG BẰNG CÁCH SỬ DỤNG ĐỒ CŨ

Hãy mở tủ quần áo của bạn và hãy thành thật đi nào. Đã bao lâu rồi kể từ lần cuối bạn mặc những bộ đồ đó? Bạn có nghĩ rằng đã đến lúc phải dọn tủ?

Mòn mỏi ở sâu trong tủ và trong đáy ngăn kéo là những bộ trang phục không còn vừa nữa, những món đồ đã lỗi mốt, hay thậm chí là những bộ đồ mà bạn chưa bao giờ mặc.

Trên thực tế, theo nghiên cứu do nhà xã hội học Sophie Woodward thuộc Đại học Manchester tiến hành, trung bình 12% số quần áo trong tủ của phụ nữ mà bà nghiên cứu có thể được coi là ‘quần áo chết’.

Nếu tàn nhẫn, bạn có thể sẽ nhét đầy vào một hoặc hai túi rác những món đồ mà bạn không còn muốn hoặc cần nữa. Nhưng sau đó thì sao?

Lãng phí tài nguyên

Khoảng 85% đồ dệt may bị vứt bỏ ở Mỹ – tức khoảng 13 triệu tấn trong năm 2017 – số đồ này hoặc bị đưa đến bãi rác hoặc bị đốt.

Ước tính một người Mỹ trung bình sẽ vứt bỏ khoảng 37kg quần áo mỗi năm.

Trên toàn cầu, ước tính mỗi năm con người thải ra 92 triệu tấn rác hàng dệt, và mỗi giây một lượng quần áo tương đương một xe tải đầy được đưa tới bãi rác.

Đến năm 2030, toàn thể nhân loại dự kiến ​​sẽ thải loại hơn 134 triệu tấn hàng dệt may mỗi năm.

“Hệ thống thời trang hiện tại sử dụng lượng lớn tài nguyên không tái tạo, bao gồm dầu mỏ, vốn được chiết xuất để sản xuất quần áo mà thường chỉ được dùng trong thời gian ngắn, rồi sau thời gian này các nguyên vật liệu đó bị đem đến chủ yếu là bãi rác hoặc bị đem đốt,” Chetna Prajapati, người nghiên cứu các cách thức sản xuất hàng dệt bền vững ở Đại học Loughborough, Anh, nói.

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SỐNG BẰNG CÁCH SỬ DỤNG ĐỒ CŨ

“Hệ thống này gây áp lực lên các nguồn tài nguyên quý giá như nước, gây ô nhiễm môi trường và làm suy thoái hệ sinh thái, bên cạnh việc gây ra các tác động xã hội trên quy mô toàn cầu.”

Có nhiều lý do để ta tìm kiếm các giải pháp thay thế cho việc nhồi nhét quần áo vào thùng rác – trên toàn cầu ngành công nghiệp thời trang tạo ra 10% lượng khí thải nhà kính, trong đó chỉ riêng sản xuất dệt may ước tính thải ra 1,2 tỷ tấn khí nhà kính vào khí quyển mỗi năm.

Một khối lượng nước lớn cũng được dùng để sản xuất quần áo chúng ta mặc và ngành công nghiệp thời trang chiếm đến 20% lượng nước thải toàn cầu.

Đồng thời chúng ta đang mua nhiều quần áo hơn bao giờ hết – mỗi người tiêu dùng trung bình mua quần áo nhiều hơn 60% so với 15 năm trước đây. Mỗi phút ở Anh có hơn hai tấn quần áo được tiêu thụ, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác ở châu Âu.

Trên toàn cầu, khoảng 56 triệu tấn quần áo được bán ra mỗi năm và con số này dự kiến ​​sẽ tăng lên 93 triệu tấn vào năm 2030 và 160 triệu tấn vào năm 2050.

Tái chế ít

Trong khi hầu hết quần áo được giữ kỹ sẽ để được trong nhiều năm, thời trang thay đổi có nghĩa là vòng đời quần áo bị rút ngắn một cách nhân tạo do người tiêu dùng thay đổi thị hiếu.

Các số liệu trong ngành cho thấy quần áo hiện đại có vòng đời từ 2 đến10 năm – với đồ lót và áo phông chỉ giữ từ một đến hai năm, trong khi complet và áo khoác có vòng đời từ khoảng bốn đến sáu năm.

Liệu việc tái chế quần áo của chúng ta có giúp giảm bớt cái giá mà việc nghiện thời trang của chúng ta gây ra với môi trường hay không?

Hiện tại chỉ có 13,6% quần áo và giày dép bị vứt bỏ ở Mỹ được tái chế – trong khi một người Mỹ trung bình vứt đi 37kg quần áo mỗi năm.

Trên toàn cầu, chỉ có 12% nguyên liệu sử dụng cho ngành may mặc cuối cùng được tái chế.

So sánh với giấy, thủy tinh và chai nhựa PET – có tỷ lệ tái chế lần lượt là 66%, 27% và 29% ở Mỹ – thì rõ ràng quần áo bị tụt lại phía sau.

Thật vậy, hầu hết polyester tái chế hiện đang được các thương hiệu thời trang hàng đầu sử dụng thật ra có nguồn gốc từ chai lọ chứ không phải quần áo cũ.

Getty Images

Phần lớn vấn đề xuất phát từ việc quần áo của chúng ta được làm từ gì.

Quần áo mà chúng ta mặc trên người là sự kết hợp phức tạp của vải sợi, các thành phần trang trí và phụ kiện. Chúng được làm từ hỗn hợp sợi tự nhiên, tơ nhân tạo, nhựa và kim loại.

“Thí dụ, một chiếc áo thun 100% cotton có chứa nhiều thành phần khác như nhãn và chỉ may vốn thường được làm từ loại chất liệu khác như polyester,” Prajapati cho biết.

“Tương tự, một chiếc quần jeans điển hình được làm từ sợi cotton vốn thường pha trộn với elastane, và các thành phần khác như khóa kéo, nút và chỉ polyester. và quần được nhuộm bằng nhiều loại thuốc nhuộm.”

Vì vậy, mặc dù tái chế và vải vóc bền vững hơn sẽ là một phần quan trọng trong giải pháp, người tiêu dùng cũng cần thay đổi hành vi của mình nếu chúng ta hy vọng giảm bớt tác động ngành công nghiệp thời trang đang gây ra cho hành tinh chúng ta.

“Chúng ta cần phải chậm lại, dành chút thời gian để kết nối lại với quần áo của chúng ta và một lần nữa trân trọng chúng,” Press khuyên. “Hãy nhớ rằng cho dù bạn mặc bất cứ thứ gì, đều phải tốn hao cả vật chất và sự sáng tạo để làm ra chúng.”

Và hãy sử dụng đồ cũ để góp một chút sức nho nhỏ của bản thân chúng ta vào việc bảo vệ hành tinh “Trái đất”.

Khách có nhu cầu mua hàng thùng được nhập nguyên thùng nguyên kiện vui lòng liên hệ Hotline 0868.966.679 – 0978.096.636 và có thể đến kho xem hàng trực tiếp. Khách đại lý, lấy số lượng nhiều thì bên mình có chiết khấu cao con số cụ thể trao đổi trực tiếp.

HÀNG THÙNG KHO TYNA CAMPUCHIA :


Đ/c: No 129 Street 199 Toul Svay Prey 1, Chamkamon, Phnompenh, Campuchia.
👩🏫 Hotline & Zalo:+855.973.86.68.68
KHO SÀI GÒN
Đ/c : Số 42a – Tôn Thất Thuyết – Phường 15 – Quận 4- HCM
👩🏫 Hotline & Zalo : 0868.966.679 & 0978.096.636


Website: Dosityna.com

Hỏi tại đây ⬇️

zalo