LỊCH SỬ RA ĐỜI CỦA ÁO SƠ MI HAWAII
Áo sơ mi Hawaii, áo sơ mi hoa, hay còn có cái tên là áo Aloha – chiếc áo sơ mi luôn được yêu thích và lựa chọn mỗi mùa Hè của các chàng trai trên khắp thế giới, nhưng liệu các bạn đã thực sự biết về nguồn gốc của chúng?
Ra đời được hơn 80 năm và kể từ đó đến nay, độ ‘hot’ của chúng chưa bao giờ giảm. ELLE Man sẽ giúp bạn tìm hiểu về lịch sử ra đời của chiếc áo sơ mi Hawaii độc đáo này.
Áo sơ mi Hawaii, hay còn được gọi là áo Aloha, thực chất là sản phẩm của một quốc gia viễn Đông – Nhật Bản. Chiếc áo được cho là đã ra đời vào nửa cuôi thế kỷ 19 đầu 20 khi những người dân Nhật di cư sang Hawaii. Họ đã sử dụng những miếng vải vụn hoặc cắt ra từ những chiếc Kimono cũ để tái tạo ra những kiểu áo lụa có phom dáng phóng khoáng để phù hợp với khí hậu Hawaii cũng như tưởng nhớ truyền thống, văn hóa cội nguồn vớicáchọa tiết đặc trưng như núi Phú Sĩ, cá chép Koi hay các nhân vậttrong các câu chuyệndân gian của Phù Tang. Dần dần theo thời gian, chiếc áo cũng chịu ảnh hưởng của nhiềuxu hướng và các họa tiết đa dạng hơn lần lượt ra đời.
Bộ phim Pearl Harbor với nội dung kể về Hawaii những năm 1941.
(Ảnh: Pearl Harbor)
Cũng như nhiều thiết kế khác, tuy có nhiều giả thuyết khẳng định chiếc áo Hawaii này do những di dân người Nhật phát minh ra khi di cư đến Hawaii vào những nửa sau thế kỷ 19 – đầu thế kỷ 20, nhưng cũng có rất nhiều giả thuyết về nguồn gốc khác nhau của áoHawaii này. Hãy cùng ELLE Man hiểu sâu hơn về những nguồn gốc khác nhau của chúng nhé!
Vào năm 1966, một nhà báo kiêm nhà sáng tạo chất liệu (textile designer), Hope Dennis đã chia sẻ lên một bài báo: “Chiếc áo Aloha được phát minh ra đầu tiên vào khoảng 35 năm trước bởi một nhà cung cấp quần áo người Hawaii”. Tuy nhiên,nhân vậtđược cho là nhà sáng lập đã không được công bố để tránh những ý kiến trái chiều về vấn đề bản quyền. Bên cạnh đó còn có những nguồn gốc khác về chiếc áo này:
Gordon Young
Bẵng đi gần 20 năm, một cuốn sách có tênThe Hawaiin Shirt của tác giả Tommy Steele được xuất bản. Cuốn sách được Steele viết lên khi thu thập những mảnh ký ức của người được cho là một trong những người có dính dáng tới nguồn gốccủa áo Hawaii – bà Margaret Young. Tuy nhiên khi đọc qua cuốn sách, bà đã liên hệ với tác giả để kể lại một câu chuyện chi tiết hơn từ ký ức của mình.
Margaret kể rằng một người bạn cùng lớp, Gordon Young, là người đã đầu tiên mặc chiếc áo pre-Aloha (thiết kếđược cho là nguyên bản trước khi được phát triển thành áo Hawaii của ngày nay) vào những năm 20. Mẹ của Gordon là một thợ may và đã làm cho ông một chiếc áo sơ-mi từ chất liệu vải cotton thường dùng để may Yukata (một loại Kimono mùa Hè) cũng như các thiết kế Kimono khác của phụ nữ Nhật Bản. Margaret nói rằng những chiếc áo của Gordon thường mặc có màu trắng được điểm xuyết các họa tiết bắt mắt như cây trúc màu xanh và đen, hoặc những hoạ tiết hình học. Bà cũng chia sẻ thêm về việc vào năm 1926, Gordon đã cung cấp khá nhiều thiết kế áo này cho trường đại học University of Washington và từ đó áo Aloha dần được nhiều người biết đến.
Musa-Shiya Shoten
Vào tháng 6 năm 1935, tại thủ phủ Honolulu của Hawaii, một thợ may tên Musa-Shiya Shoten đã đăng quảng cáo đầu tiên về các thiết kế áo Hawaii trên mặt báo. Ông là người Nhật và tên thật là Koichiro Miyamoto. Gần một năm sau, Musa-Shiya tiếp tục đăng quảng cáo áo bán “Dành riêng cho dân Du Lịch! Áo Aloha có sẵn hoặc làm theo yêu cầu.”
Ông Koichiro Miyamoto, hay còn được đến với tên gọi Thợ may áo sơ mi Musa-Shiya the Shirtmaker.
Dolores Miyamot, người vợ kiêm đồng nghiệp của Musa-shiya, kể lại rằng vào những năm 1930 thì chính bà từng may áo sơ-mi cho nữ diễn viên đình đám bấy giờ là Shirley Temple. Bà cũng nói về một nam diễn viên nổi tiếng khác của thời kỳ đó là John Barrymore (ông của nữ diễn viên Drew Barrymore) đã đến với cửa hàng may đo của hai vợ chồng để yêu cầu may một chiếc áo sơ-mi từ loại vải Kabe Crepe của Nhật Bản – một thiết kế áo chưa từng được bất kì khách hàng nào yêu cầu trước đó. Hai vợ chồng Musa-Shiya cũng được xem là “cha mẹ đẻ” của chiếc áo Hawaii ngày nay.
Mác áo của Musa-Shiya.
Ellery Chun
Một trong những câu chuyện về nguồn gốc của sơ mi Hawaii được biết đến nhiều nhất thuộc về gia đình họ Chun và cửa hàng King-Smith Clothiest. Trong một buổi phỏng vấn vào năm 1964, Ellery Chun chia sẻ rằng khi nhìn những cậu bé địa phương Hawaii mặc những chiếc áo sơ-mi thoải mái được làm từ vải callis của Nhật và những cậu bé Filipino mặc những thiết kế áo mang màu sắc rực rỡ có tên gọi là áo Bayau (áo phông in hình), đã tạo cảm hứng cho ông tìm đến thợ may để tạo ra những chiếc áo in hoa đầu tiên dành cho mình từ chất liệu vải Kimono vào năm 1932 (hoặc 1933).
Nắm bắt thị hiếu nhanh nhạy, khi thấy khá nhiều chàng trai trẻtìm đếncác hàng may đo để đặt làm những chiếc áo Hawaii thìEllery lên ý tưởng đặt làmnhững thiết kế áo Hawaii may sẵn và bán tại cửa hàng King-Smith Clothiers. Ellery cũng chính là người đầu tiên đăng kí bản quyền cho “Đồ thể thao Aloha” và “Sơ mi Aloha” vào năm 1936 và 1937.
Mác áo của cửa hàng King-Smith của cha Ellery Chun.
Người thiết kế chính cho các mẫu áo của Ellery là em gái ông, một trong những nhà sáng tạo chất liệu tiên phong của kiểu áo này. Chiếc áo đầu tiên cửa hàng King-Smith tự thiết kế được bà lấy nguồn cảm hứng từ chuyếndu lịch biểnđầu tiên của mình trên chiếc thuyền Matson liner Malolo.
Rube Hauseman
Sau khinhà văn Hawaii –Dale Hope thu thập thông để viết nên cuốn sách về nguồn gốc áo Hawaii có tựa “The Aloha Shirt” với những thông tin đã kể trên, thì cựu chủ tịch thành phố Honolulu là Herman Lemke đã tìm đến Dale để giới thiệu cho anh thêm một nhân vật nữa – Rube Hauseman. Sau khi Ellery Chun mất, Rube đã nói rằng ông mới là người thiết kế nên áo sơ mi Hawaii vào năm 1935 từ chất liệu vải lụa Fuji mà ông mua từ thợ may Musa-Shiya.
Sau khi hoàn thành những thiết kế áo sơ miHawaii đầu tiên, ông đã tặng cho các vận động viên lướt sóng nổi tiếng thời đó như nhóm Waikiki Beach Boys, Panama Dave, Colgate và “Chick”. Họ thường mặc chúng mỗi khi đến một quán bar của thành phố mang tên Rathskellar. Do đó, những thiết kế sơ mi này từng được gọi là sơ mi Rathskellar thay vì áosơ mi Hawaii(theo báo Honolulu Star Bulletin, tháng 1/1953).
Những chàng trai Waikiki Beach Boys.
Dần dần, độ phổ biến của thiết kế áo sơ mi Hawaii ngày càng tăng, và các nghệ sĩ, nhà thiết kế bắt đầu tạo nên những chiếc áo Hawaii của riêng họ. Do vậy theo thời gian, nét đặc trưng của chiếc áo dần được biến đổi và khiến cho mọi người quên đi rằng chúng bắt nguồn từ văn hóa Nhật. Những chiếc áo ngày nay đã được in lên nhiều chất liệu vải khác nhau thay vì vải của Nhật Bản, chúng cũng có những họa tiết đa dạng và biến tấu hơn rất nhiều so với những hoa văn mang đậm yếu tố Nhật Bản như ban đầu như cây dừa thay vì cây thông Nhật Bản hay núi Diamond Head của Hawaii thay vì núi Fuji…
Tính tới thời điểm hiện tại, tuy không còn giữ được nét văn hóa Nhật Bản như những ngày đầu tiên, nhưng áo sơ mi Hawaii vẫn luôn là một trong những chiếc áo phổ biến nhất và được ưa chuộng nhất hiện nay. Tác giả Dale Hope chia sẻ thêm “Người dân nội địa chúng tôi không mặc chiếc áo Aloha này nhiều như xưa nữa. Tuy nhiên tôi thấy rất thú vị khi chúng trở nên phổ biến và là nguồn cảm hứng cho nhiều thiết kế thời trang của châu Âu”.