Con đường dấn thân vào hàng thùng
Cuối năm 2012, chị Nga quyết định dẹp cửa hàng, chuyển hẳn sang bán online. Thời gian đầu, chị gặp khó khăn vì khách hàng ít. Lại chưa biết cách quảng cáo sản phẩm hiệu quả trên mạng. Nhưng khi đã có lượng khách hàng quen, doanh số bắt đầu tăng cao. Hiện, mỗi tháng doanh thu shop trực tuyến của chị đạt khoảng 600-800 triệu đồng, trừ chi phí, lợi nhuận thu về từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng.
Lợi thế của kinh doanh hàng thùng online
“Ưu thế nhất của bán hàng thùng online là khách chỉ cần ngồi máy tính. Bấm chuột là chọn được món đồ ưng ý. Thay vì đi khui kiện trực tiếp, mua hàng phải tranh giành. Ngoài ra, việc bán hàng trực tuyến giúp tôi kết nối với người mua ở khắp nơi. Thay vì chỉ phục vụ một nhóm nhỏ khách địa phương như trước”. Chị Nga cho biết.
Theo chị Nga, từ ngày bán hàng thùng online, quy mô kinh doanh lớn hơn trước. Ngoài bán lẻ, hiện chị còn chuyển sang bán buôn. 2 tháng đầu năm, khách mới tìm tới shop tăng 50%, doanh thu thêm 50-60% so cùng kỳ năm ngoái.
Định giá cho sản phẩm
Tùy vào nguồn gốc xuất xứ (Mỹ, Nhật, Hàn, Australia…), độ mới và sản phẩm (quần áo, phụ kiện, giày dép), giá mỗi kiện hàng thùng lại khác nhau, trung bình 5-8 triệu đồng. Các kiện hàng được ép hơi, cân nặng 50-100kg. Thế mạnh của hàng thùng là đồ mùa đông, vì chất lượng hàng tốt, giá rẻ hơn nhiều so với hàng mới, còn vào mùa hè, phụ kiện lại lên ngôi.
“Một kiện hàng 100kg hàng áo khoác lông vũ nhập về, hàng xấu cũng có nhưng chỉ cần giặt là sẽ như mới ngay. Những chiếc áo tuyển được bán giá 500.000-700.000 đồng trong khi giá gốc trung bình chỉ 100.000-120.000 đồng một chiếc”, chị Nga cho biết thêm.
Một số khó khăn của hàng thùng
Ngoài ra, chị Linh còn đăng ký dịch vụ trả tiền theo số lần hiển thị mẫu quảng cáo trên Facebook nhằm thu được nhiều khách hàng hơn, đồng thời lồng thêm các đoạn video giới thiệu sản phẩm, tăng sức lan tỏa đến mọi người. Tính chung, tổng chi phí bỏ ra cho các hoạt động trên chiếm khoảng 10-15% doanh thu hàng tháng. Nhờ các chiêu thức kinh doanh tốt nên hàng của shop chị lúc nào cũng hết nhanh. Mỗi tuần chị lại nhập thêm cả chục kiện mới. Tháng cao điểm, chị Linh lợi nhuận gần 50 triệu đồng.
Tuy nhiên, để có được như ngày hôm nay chị cũng từng trải qua không ít khó khăn. Bên cạnh kiện hàng rất đẹp cũng có kiện hàng xấu nhiều đồ cũ rách, rất khó hoặc không bán được, những lần như vậy chị mất luôn vốn. “Bán hàng thùng yếu tố hên xui xảy ra thường xuyên. Khách mua online cũng không nhìn tận mắt sờ tận tay nên chuyện không hài lòng chất lượng sản phẩm rất phổ biến”. Để giữ khách, chị chấp nhận chịu lỗ vận chuyển, cho người mua hoàn trả sản phẩm. Chị Linh cho rằng bán online, dịch vụ chăm sóc khách rất quan trọng. Ngoài chăm chút là lượt đồ thật đẹp, thật chất, bà chủ còn phải chăm cập nhật từng ngày, từng giờ lịch khui hàng cho khách trên trang cá nhân.
Điều quan trọng nhất khi kinh doanh hàng thùng
Chia sẻ kinh nghiệm giúp buôn bán hàng thùng thành công, chị Nga và chị Linh đều cho rằng để lựa chọn được nguồn hàng tốt, người bán nên chú ý nguồn gốc kiện hàng. Xét về độ mới thì các tép hàng của Mỹ, Australia chất lượng ổn định nhất, tránh được 80% rủi ro, tuy nhiên thường size to.
Hàng Nhật, Hàn không mới bằng châu Âu, Mỹ nhưng kiểu dáng đa dạng, hợp size người Việt. Nếu mới tập bán đồ cũ, người mua có thể chọn hàng “cắt chân” (kiện đã loại bỏ sản phẩm cũ, rách). Giá thành những sản phẩm này cao hơn nhưng đỡ rủi ro, khi dần ổn định có thể lấy cả kiện.
Với khách mua lẻ online, nên chọn những shop uy tín, người bán tư vấn nhiệt tình, có địa chỉ, số tài khoản rõ ràng để tránh trường hợp lừa đảo.
Trên đây là những chia sẽ tận tình của những người đã và đang buôn bán hàng si mong rằng sẽ hửu ích cho các bạn học hỏi thêm
Nếu các bạn còn có thắc mắc gì vui lòng liện hệ để được tư vấn thêm nhé